Chào mừng quý vị đến với Thư viện Tài nguyên Giáo dục tỉnh Bình Thuận.
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tư liệu của Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy đăng ký thành viên tại đây hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay ô bên phải.
Học từ mẹ

Nguồn:
Người gửi: Phạm Thị Yến Thu
Ngày gửi: 09h:57' 11-01-2013
Dung lượng: 28.4 KB
Số lượt tải: 2
Mô tả: Còn nhớ, lúc nhỏ, như bất cứ những đứa trẻ khác, tôi rất tò mò về giới tính. Hồi đó, không chỉ theo quan niệm chung của xã hội mà cả ý kiến riêng của cha mẹ tôi là: “Con thắc mắc chi những chuyện “người lớn” này? Không tốt đâu”. Câu trả lời khiến tôi càng bức bối: Tại sao quan tâm đến “chuyện người lớn” lại không tốt? Rút kinh nghiệm, ngay khi con gái tôi còn rất nhỏ, tôi đã dạy con về giới tính, bắt đầu từ những việc rất đơn giản. Ví dụ, khi chỉ cho con các bộ phận cơ thể, tôi nói: “Đây là mắt, đây là mũi, miệng, tay chân… rồi chỉ xuống dưới, còn đây là cái bướm!”. Con gái tôi hỏi: “Mắt để nhìn, miệng để nói, tay để cầm, chân để đi… Thế còn bướm để làm gì?”. Tôi suýt bật cười nhưng vẫn cố tỏ ra nghiêm nghị: “Con thấy rồi đó, bướm để tè. Rồi khi con lớn, bướm sẽ là chỗ để em bé chui ra”. Con gái tôi ngần ngừ: “Thế, mẹ có bướm không?”. Tôi nói: “Có. Và con đã chui ra từ đó”. Con gái tôi hỏi tiếp: “Thế bố có bướm không?”. Tôi lắc đầu: “Không! Nhưng bố có chim. Giống như con chim của thằng cu Hin con dì Ba đó”. Con gái gật đầu. Nhân đó, tôi tiếp tục nói với con những kiến thức đầu tiên về giới tính: “Con thấy không, không phải tự nhiên mà cái bướm nằm ở một chỗ kín như vậy. Là vì người ta cần phải che nó đi, để người lạ không nhìn thấy. Vì vậy, con không bao giờ được cho ai nhìn hay sờ vào đó. Con nhớ chưa?”. Con gái tôi gật đầu, thỏ thẻ: “Con nhớ rồi!”. Một hôm khác, con gái tôi chỉ cô Thanh hàng xóm, hỏi mẹ, rất ngạc nhiên: “Sao bụng cô Thanh to thế?”. Tôi nói: “Vì cô ấy đang mang trong bụng một em bé. Giống như ngày xưa con cũng nằm trong bụng mẹ ấy. Khi nào đủ chín tháng, em bé sẽ chui ra”. Con gái tôi có vẻ tư lự. Sau một hồi ngẫm nghĩ , nó hỏi tiếp: “Làm sao con hay em bé cô Thanh chui vào bụng được hả mẹ?”. Tôi xoa đầu con: “Con và những đứa trẻ con khác sẽ lớn lên thành người lớn. Khi bố gặp và yêu mẹ, cô Thanh gặp và yêu chồng cô ấy, sẽ về sống với nhau một nhà, thành vợ chồng. Hai vợ chồng sẽ kết hợp với nhau để tạo thành em bé. Giống như bố mẹ đã kết hợp với nhau tạo thành con vậy. Nhưng con phải nhớ, chỉ có thể tạo thành em bé khi đã là người lớn. Và khi được công nhận là vợ chồng. Còn trước đó thì không được”. Những cuộc nói chuyện thoải mái như thế diễn ra thường xuyên khiến hai mẹ con rất gần gũi. Bất cứ chuyện gì vui buồn cháu đều về kể với mẹ, điều gì không hiểu thì hỏi. Tôi không quanh co úp mở mà luôn tìm những từ ngữ thích hợp giải thích với con. Khi cháu chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, tôi thủ thỉ với cháu những kiến thức về kinh nguyệt, chuyện tránh thai, có thai ngoài ý muốn; hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn, các thứ bệnh lây truyền qua tình dục… Bằng cách ấy, con gái tôi được trang bị những kiến thức giới tính ngay từ khi còn thơ bé. Cháu lớn lên, khỏe mạnh về thể xác, vững vàng trong tính cách và luôn coi mẹ là người bạn tin cậy.
Số lượt thích:
0 người
 
Các ý kiến mới nhất